Theo phong tục của Việt nam, khi ngôi nhà bước vào giai đoạn đổ mái sàn lần cuối cùng, thì việc tổ chức một buổi nghi lễ cúng nhằm cất nóc nhà là một chuyện bắt buộc phải làm. Nghi lễ cất nóc nhà là một điều bày tỏ để lòng thành kính của gia chủ, mong những điều tốt đẹp, suôn sẽ, thuận lợi đến với gia đình. Bài viết này hôm nay sẽ giải đáp cho bạn những băn khoăn về lễ cất nóc về nhà mới – Cách chuẩn bị lễ cúng chính xác nhất mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Lễ cất nóc nhà là gì?
Lễ cất nóc nhà là một trong các nghi lễ rất quan trọng trong quá trình cất nhà mới của mỗi gia đình. Lễ cất nóc được thực hiện khi gia đình tiến hình đổi mái cuối cùng của ngôi nhà. Nghi lễ này còn có tên gọi khác là nghi lễ Thượng Lương.
Đây là lúc gia chủ thực hiện nghi thức báo cáo với thổ công và báo cáo đấy trời về ngôi nhà mới xây của mình. Báo về tình hình của gia chủ chuẩn bị chuyển đến đây sinh sống và lập nghiệp. Cầu mong rằng nhận được sự che trở và bảo vệ của các bậc thần linh trong khu đất của mình. Khi thực hiện nghi lễ này gia chủ luôn luôn mong cầu sự may mắn đến với cả gia đình, mong cầu bình an và làm ăn phát đạt của các thành viên trong gia đình.
Đối với các công trình kiến trúc lớn có quy mô đồ sộ, chủ đầu tư lại càng coi trọng việc thực hiện đúng nghi lễ cất nóc này. Chủ đầu tư hay nhà kinh doanh mong ước rằng đây là nơi hái ra tiền cho họ và việc làm ăn của gia đình thêm thuận lợi.
Cất nóc nhà có phải cúng không?
Theo phong tục của chúng ta, lễ cất nóc là một trong những nghi lễ rất quan trọng từ khi dựng cho đến khi hoàn thành nhà. Nghi lễ này không chỉ cần làm theo phong tục tập quán người Việt Nam, cho có lệ với mọi người mà đây là việc chúng ta thể hiện tấm lòng đối với các vị thần có mặt tại mảnh đất này.
Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà
Khâu chuẩn bị cho lễ cúng cất nóc đầy đủ nhất là rất quan trọng, vì đây là khâu chuẩn bị này chúng ta cần làm rất nhiều việc, không được thiếu sót. Chúng ta cần liệt kê thêm một số vấn đề và khâu chuẩn bị đối cho lễ cúng cất nóc thêm suôn sẽ và thuận lợi nhất có thể.
Xem thêm: Những vật dụng cần thiết nên mua trước khi về ở ngôi nhà mới
Chọn ngày giờ cất nóc nhà
Chọn ngày lành tháng tốt: đây là công việc rất quan trọng trong nghi lễ. Bạn cần lựa chọn ngày, giờ phù hợp với mệnh cách của gia chủ ngôi nhà, nếu không thì gia chủ sẽ gặp nhiều điều không may mắn. Nếu như bạn không giỏi về vấn đề xem ngày giờ thì bạn có thể tìm đến các thầy phong thủy giỏi trong khu vực, thầy xem tướng số. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số ngày cực xấu như sau: ngày tam nương, ngày sát chủ, ngày dương công kỵ, ngày nguyệt kỵ và ngày thụ tử. Theo các thầy phong thủy thì đây là các ngày cực kì xấu trong phong thủ, không phù hợp cho việc thực hiện các nghi lễ quan trọng như là: ngày nhập trạch, ngày động thổ, ngày cất nóc nhà và mở cổng, ….
Lựa chọn đúng người cất nóc nhà: đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc cất nóc nhà giúp gia đình gia chủ có thêm hạnh phúc, thuận buồm xui gió hay không. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng đứng ra là người thự hiện tốt nghi lễ cát nóc này. Chúng ta cần phải xem xét ai có thể đứng ra thực hiện việc này sao cho đúng với phong thuỷ của ngôi nhà. Người đứng ra thực hiện nghi thức phải có mệnh cách không kị với năm dựng nhà, nếu không sẽ mang đến tai họa khó lường. Các bạn có thể đem ngày sinh bát tự của gia chủ và nhờ thầy phong thủy giúp các bạn.
Sắm lễ vật đồ cúng cất nóc nhà
Một mâm lễ vật cúng bao gồm:
- Năm chung rượu, năm chén chè , bao thuốc lá.
- Một mâm trầu cau và năm oản đỏ.
- Một dĩa muối gạo và một chén nước sạch.
- Một mâm ngủ quả và chín nụ hoa.
- Tiền, vàng mã ( số lượng tùy ý ).
- Mâm đồ mặn gồm có: 1 con gà luộc hoặc 1 con heo quay, một đĩa xôi và chè hoặc bánh chưng kèm theo một số món mặn tùy ý.
Bài văn khấn cúng cất nóc nhà
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Con lạy chín phương tám hướng, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy quan Đương niên.
Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ con là:………………………………………………………………………………………………
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày………………..tháng…………………….Năm…………………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: vì tính chủ con khởi tạo…………………… Cất nóc căn nhà ở địa chỉ: ………………….. ngôi dương cơ trụ để làm nơi cư trú cho gia đình con cháu.
Nên chọn ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị thần linh,cúi mong soi xét cho phép được cất nóc nhà.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài kim niên đường cai thái tuế chí tôn chí đức tôn thần.
Ngài bán cảnh thành hoàng chư vị đại vương.
Ngài bản xứ thần linh thổ địa.
Ngài Định phúc Táo quân.
Các ngài địa Chúa Long mạch tôn thần và các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con vạn sự tốt lành, âm dương phù trợ, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con xin phổ cáo với các tiền chủ, hậu chủ và các vị hương linh, cô hồn y thảo, phụ mộc, phản phất quanh khu vực này, xin các vị tới đây thụ hưởng lẽ vật, phù trợ, công việc chóng lành, vạn sự như ý.
Chúng con thành tâm, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà phật
Tuy nhiên đây chỉ một gơi ý cơ bản mà thôi, lễ vật cần chuẩn bị có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy vào vùng miền gia chủ đang ở. Bạn có thể thêm một số món lễ vật khác nếu được yêu cầu. Lễ cất nóc nhà mới là một nghi lễ truyền thống trong văn hóa dân gian Việt Nam. Hy vọng các thông tin trên đây của chuyển nhà kiến vàng về nghi lễ cất nóc phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình.